Theo các bác sĩ khoa sản, tốt hơn là vẫn chỉ nên trong trường hợp bất đắc dĩ nhất mới đưa ra quyết định chấm dứt thai kỳ. Bởi vì, một khi thực hiện sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ luỵ và ảnh hưởng khó lường đến chức năng sinh sản, sức khoẻ và tâm lý của thai phụ. Đồng thời, để giảm bớt thì nên hạn chế số lần thực hiện phá và lựa chọn thực hiện ở đơn vị y tế chuyên khoa uy tín.

Tìm hiểu chung về các hình thức phá thai phổ biến hiện nay

Sau đây là các hình thức đình chỉ thai phổ biến:

Phá thai nội khoa

Bằng cách này, bác sĩ sẽ dùng thuốc để thực hiện chấm dứt thai kỳ. 

Quá trình này có thể bao gồm nhiều bước liên quan đến hai hoặc nhiều liều của 1 thuốc, nhưng theo đánh giá thì 2 thuốc sẽ mang đến hiệu quả cao và ít tác dụng hơn.

Theo đó, cách thức khá thuận tiện, riêng tư và ít tác đông, nhưng nếu thất bại thì phải chuyển sang xử lý ngoại khoa. Việc áp dụng biện pháp sẽ có thể dùng cho trường hợp thai đã vào tử cung cho đến hết 22 tuần vô kinh. Nhưng cần phải dựa trên tuổi thai để lập ra phác đồ áp dụng khác nhau như theo dõi tại nhà, tại cơ sở hoặc nhập viện theo dõi.

Phá thai ngoại khoa

Trong trường hợp phá thai nội khoa không đủ điều kiện hoặc không thành công thì biện pháp ngoại khoa sẽ được triển khai. Bằng cách, dụng cụ chuyên môn sẽ được đưa vào để tiến hành lấy thai ra ngoài, với loại hình sẽ tuỳ thuộc tuổi thai như sau:

Từ 6 – 12 tuần: Dùng thủ thuật hút chân kết hợp với thuốc gây tê để lấy phôi thai ra ngoài.

Từ 13 – 18 tuần: Dùng thủ thuật nong – gắp thai (D&E).

Tác động của phương pháp phá thai đến sức khỏe

Nguy cơ biến chứng cũng sẽ phát sinh dựa trên hình thức phá thai được áp dụng. 

Đối với trường hợp nội khoa:

  • Hiện tượng đau bụng, ra máu: Người bệnh có thể dùng giảm đau, nhưng nếu cơn đau tiếp tục gia tăng không ngừng thì cần quay lại cơ sở chuyên môn để kiểm tra nguyên nhân. Trường hợp ra máu ướt đẫm 2 miếng băng vệ sinh trong 1 giờ kéo dài trong 2 giờ liên tục thì cần phải quay lại để có biện pháp xử lý như truyền máu để tránh biến chứng thiếu máu trầm trọng.
  • Nôn mửa, sốt: Có thể hạ sốt bằng thuốc và giảm buồn nôn, nhưng thường chúng sẽ tự thuyên giảm.
  • Tiêu chảy: Có thể dùng thuốc ngừa đi tiêu và bổ sung đủ nước.
  • Nhiễm trùng: Đây là biến chứng rất nguy hiểm và nếu nghi ngờ cần phải đi khám ngay, nếu xác định thì có thể phải dùng kháng sinh và buộc phải nhập viện để hút dịch nếu cần.
  • Một số biến chứng phát sinh trong lần mang thai tới như ra máu âm đạo trong lần mang thai đầu, sảy hoặc sinh non, trẻ bị thiếu cân, viêm nhiễm nặng…

Ảnh hưởng từ thực hiện phá thai ngoại khoa:

Thường thì tỷ lệ phát sinh nguy cơ đe doạ đến tính mạng là hiếm xảy ra với hình thức phá thai an toàn, nhưng vẫn có thể gặp phải rủi ro kể cả khi áp dụng hình thức này đúng quy trình và tay nghề của người bác sĩ thực hiện là chuyên nghiệp.

Do đó, so với hình thức nội khoa thì người được chỉ định thực hiện bằng phương thức này có thể gặp các ảnh hưởng sau:

Những ảnh hưởng xảy ra trong quá trình thực hiện như:

  • Băng huyết: Nếu thao tác nạo hút không đúng kỹ thuật, điều này có thể làm rách thủng cổ tử cung hoặc vỡ tử cung, nếu không xử lý kịp sẽ gây băng huyết, mất máu và đe doạ tính mạng.
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục: Kể cả khi dụng cụ đã tiệt trùng kỹ càng và thực hiện thao tác đúng nhưng quá trình ra máu sau đó vẫn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nhẹ thì viêm nội mạc tử cung, nặng thì có thể viêm dính tử cung, gây vô sinh thậm chí mất mạng.
  • Phản ứng thuốc mê: Một số ca nạo hút có thể bị xảy ra phản ứng sốc thuốc thậm chí đe doạ tính mạng.
  • Sót nhau, thai: Biến chứng này khá dễ xảy ra, tuỳ thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ tham vấn về cách giải quyết như ngậm thuốc hoặc hút buồng tử cung.

Những biến chứng đến nội tiết và tâm lý:

Chủ yếu là gây hại đến sinh hoạt hằng ngày và sức khoẻ của chị em, phổ biến nhất là hiện tượng kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn trong quan hệ, suy nhược thần kinh, mệt, mất ngủ, nghiêm trọng có thể dẫn đến tắc ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung thậm chí vô sinh.

Các biến chứng nghiêm trọng khác: 

Dính buồng tử cung, viêm vùng chậu: Chủ yếu là xảy ra khi nạo hút, khiến cho thành tử cung bị thương tử và trước sau hai bên dính lại là xuất hiện tình trạng đau bụng, bế kinh…

Co tử cung gây đau bụng xảy ra sau khi nạo – hút, đây cũng là hiện tượng thường xảy ra với các phương pháp này. 

Lạc nội mạc tử cung: Do sự co bóp của tử cung hoặc áp lực từ dụng cụ hút khiến máu chảy vào trong bụng sẽ lẫn một ít nội mạc, chúng sẽ tự cấy vào thành cơ quan và phát triển dẫn đến bệnh lý, từ đó khiến chị em dễ bị đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ hoặc vô sinh thứ phát.

Nhìn chung, có rất nhiều lý do khiến thai phụ phải đình chỉ thai kỳ, nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt hơn vẫn chọn những cơ sở chuyên khoa, có bác sĩ chuyên môn và máy móc tốt phục vụ cho quá trình diễn ra thuận lợi.

Đó là những chia sẻ về Tác động của phương pháp phá thai đến sức khỏe. Để có được sự hỗ trợ hoặc giải đáp thì có thể liên hệ Bác sĩ theo các hình thức sau:

ĐA KHOA SÀI GÒN

Địa chỉ: 200-204 Tô Hiến Thành, P. 15 Q.10 HCM

Website: https://benhphukhoa24h.com‍

Messenger: https://m.me/phongkhamdakhoasaigon.247

Facebook: https://facebook.com/pkdakhoahcm

Tư vấn miễn phí: https:/m.me/pkdakhoahcm

Để đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Phòng khám Đa khoa Sài Gòn, chị em vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN

TP.HCM:

DC: Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 028 6285 7505

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoanamviet

Website: https://benhphukhoa24h.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here