“Rong kinh” là thuật ngữ y học nhằm miêu tả tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường, đây cũng được xem là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Bị rong kinh là gì và vấn đề này ở nữ giới gây ra bởi nguyên nhân nào? Dấu hiệu và phương pháp khắc phục, chữa trị rong kinh như thế nào? Cũng như tình trạng rong kinh biểu hiện rối loạn nội tiết tố này cảnh báo những tiềm ẩn nguy hiểm như nào cho nữ giới? Hãy cùng chuyên gia bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Hồng Cường phân tích và tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Rong kinh là gì?

Bị rong kinh là gì được chuyên gia cho biết là tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới gây nên việc kinh nguyệt ra nhiều. Trong thời gian có kinh có thể kéo dài bất thường trên 7 đến 15 ngày hoặc dài hơn nữa.

Một chu kỳ bình thường chỉ diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày. Lượng máu khi này mất đi hơn 80ml/chu kỳ, khi bình thường chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, vào những ngày đầu, không đông, có rất nhiều chất vụn từ tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và chuyển sang màu nâu vào những ngày cuối. Khi này nữ giới sẽ có cảm giác đau vùng bụng dưới.

Rong kinh kéo dài kèm cường kinh thì nữ giới sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thở dốc, xanh xao, những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu.

2. Cần tránh nhầm lẫn giữa hiện tượng rong huyết và rong kinh là gì?

Các chuyên gia ở trên đã phân tích và lý giải về hiện tượng rong kinh. Còn rong huyết là hiện tượng ra máu ở âm đạo kéo dài nhưng không hề có chu kỳ. Rong huyết nói chính xác nhất là hiện tượng ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt, còn được gọi là hiện tượng ra máu âm đạo bất thường.

Cả 2 hiện tượng này đều khiến phụ nữ bị suy nhược cơ thể và dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, khó chịu và là ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý cũng như sắc đẹp của chị em phụ nữ.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rong kinh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân bị rong kinh là gì được chia làm hai loại chủ yếu là: Rong kinh cơ năng và do tổn thương thực thể.

Rong kinh cơ năng

Tình trạng chảy máu này thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, dậy thì và tiền mãn kinh bởi sự mất cân bằng, rối loạn hormone nội tiết tố như:

  • Ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh: Rong kinh ở 2 giai đoạn đầu và cuối. Khi bắt đầu có kinh, cơ thể nữ giới dần hoàn thiện buồng trứng, tử cung cũng như nội tiết tố nữ khi này chưa hoàn thiện khiến chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều dễ bị rối loạn. Giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt có thể bị thưa dần ra, máu sẽ kéo dài hoặc ra nhiều hơn. Khi đó chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều, biểu hiện cho triệu chứng rong kinh.
  • Tâm lý thay đổi: Khi tâm lý phụ nữ thay đổi hoặc gặp các tác động bên ngoài từ: môi trường sống, căng thẳng công việc, stress, mệt mỏi… cũng là yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt gây rong kinh.
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Buồng trứng nếu không được giải phóng trứng, rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi này cơ thể phụ nữ sẽ không sản xuất được hormone progesterone như ở chu kỳ bình thường. Từ đó dẫn tớ sự mất cân bằng hormon gây nên rối loạn chức năng buồng trứng và gây ra hiện tượng rong kinh.

Rong kinh do thương tổn thực thể

Là các tổn thương thực ở vùng tử cung và buồng trứng, lành tính nhưng với đó cũng có những thương tổn làm nghiêm trọng đến cơ thể , ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn nữ nếu như không được điều trị kịp thời. Mà những tổn thương đó như sau:

  • U xơ cổ tử cung gây nên: Khi này những khối u lành tính xuất hiện ở độ tuổi sinh sản của nữ giới. U xơ chuyển sang giai đoạn nặng hơn gây ra chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài, trạng thái rong kinh.
  • Polyp ở tử cung: Polyp có kích thước nhỏ, lành tính tuy nhiên khi xuất hiện trên niêm mạc tử cung sẽ gây ra chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài là tình trạng rong kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung: Xuất hiện những tuyến nội mạc tử cung bên trong cổ tử cung gây xuất huyết nặng, cảm giác đau đớn cho bệnh nhân khi gặp phải.
  • Những dụng cụ tử cung: Sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để tránh thai gây nên tác dụng phụ là rong kinh ở nữ giới.
  • Biến chứng thai kỳ ở nữ giới: biểu hiện ra máu lúc mang thai có thể là sảy thai hoặc thai nhi nằm ở vị trí bất thường.
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung: Trường hợp bệnh này dễ gây hiện tượng chảy máu quá nhiều, đặc biệt khi đã mãn kinh hoặc có kết quả xét nghiệm PAP.
  • Rối loạn xuất huyết di truyền: Có thể ví dụ như bệnh thiếu yếu tố đông máu Willebrand, gây xuất huyết kinh nguyệt bất thường.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Bao gồm thuốc chống viêm, nội tiết tố Estrogen, progestin, thuốc chống đông máu… có thể gây xuất huyết kinh nguyệt nặng và kéo dài, gây nên tình trạng rong kinh.
  • Mắc một vài bệnh lý như: Bệnh gan, thận có thể là nguyên nhân gây chứng rong kinh.

3. Những dấu hiệu bị rong kinh là gì?

Bị rong kinh là gì hay các nguyên nhân gây tình trạng rong kinh đã được chia sẻ ở trên. Vậy biểu hiện nhận biết hay các triệu chứng cho thấy cơ thể của bạn đã gặp tình trạng rong kinh sẽ được liệt kê dưới đây.

Rong kinh khá khó nhận thấy và phân biệt do sự ảnh hưởng biến đổi của nhiều yếu tố đến kinh nguyệt nữ giới. Quan sát và theo dõi kỹ, cẩn thận sẽ dễ dàng phát hiện ra hiện tượng rong kinh này ở những triệu chứng như sau:

  • Kinh nguyệt hay ra nhiều vào ban đêm: Hiện tượng kinh ra nhiều không những vào ban ngày mà kéo dài nhiều giờ liên tiếp biểu hiện rõ vào ban đêm. Máu kinh ra nhiều khiến phụ nữ thường xuyên phải thay băng vệ sinh nhiều lần vào ban đêm.
  • Máu kinh ra nhiều liên tiếp trong nhiều giờ: Tình trạng máu kinh ra nhiều trong khoảng 1 -3 giờ đã phải thay băng vệ sinh 1 lần.
  • Máu kinh ra nhiều bất thường trong khoảng 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp: Nếu trong 2 chu kì liên tiếp gặp tình trạng ra máu nhiều, lượng máu với khối lượng lớn, rất khó kiểm soát. Nên thăm khám và theo dõi xem tình trạng này có phải rong kinh không.
  • Máu kinh có màu sẫm hơn bình thường: Thông thường máu kinh sẽ có màu loãng, đỏ sẫm. Nhưng khi màu máu kinh nguyệt có màu lạ thường sẫm đậm hơn thì chị em phụ nữ nên đi kiểm tra và thăm khám.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường quá nhiều, thậm chí gấp đôi, gấp 3 lần ngày chu kỳ bình thường. Lượng máu mỗi chu kỳ lại rất lớn, trên 80ml. Đó có thể là biểu hiện rong kinh cần được đi thăm khám kịp thời tránh xảy ra tình trạng thiếu máu.
  • Máu kinh vón cục lớn: Tình trạng máu kinh ra có vón cục là triệu chứng bình thường khi có kinh nguyệt. Nhưng nếu máu kinh vón thành nhiều cục máu đông với kích thước lớn bất thường thì đó là biểu hiện của rong kinh cần cẩn trọng.
  • Bụng dưới hay bị đau: Dấu hiệu có thể thấy của chứng rong kinh là đau bụng dưới. Biểu hiện này có thể nhầm lẫn cùng với đau bụng kinh thông thường. Nhưng khi rong kinh biểu hiện đau bụng dưới sẽ kéo ra dài, tình trạng đau bụng nhiều hơn so cùng với đau bụng kinh thông thường.
  • Biểu hiện mệt mỏi, thở dốc hay thiếu máu: Rong kinh lâu sẽ gây mất máu nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Không sản sinh đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể gây tình trạng xanh xao, chóng mặt….Tình trạng này là báo động cùng với chứng rong kinh ở phụ nữ cần chữa trị kịp thời.

4. Tác hại của rong kinh đem lại cho cơ thể phụ nữ

Bị rong kinh là gì cũng như các nguyên nhân dấu hiệu rong kinh đã được tư vấn. Còn lại tác hại của rong kinh đem lại cho cơ thể được liệt kê ra như sau:

  • Tình trạng này kéo dài khiến nữ giới mất máu nhiều, dẫn đến bệnh thiếu máu nghiêm trọng gây nên những biểu hiện mệt mỏi, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, khó thở…
  • Rong kinh kéo dài làm cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở và xâm nhập. Gây viêm nhiễm vùng phụ khoa có thể lan ngược từ “cô bé” vào âm đạo, buồng tử cung lên vòi trứng. Từ đó gây các bệnh phụ khoa như viêm phần phụ, nhiễm trùng âm đạo…thậm chí còn gây vô sinh ở nữ giới.
  • Sinh hoạt hàng ngày của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu gặp tình trạng rong kinh, Cảm giác khó chịu, đau bụng dưới hay ẩm ướt nhiều hay sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa hiểm nguy như u xơ tử cung, cổ tử cung, polyp tử cung hay viêm nội mạc cổ tử cung, buồng trứng đa nang… nếu như không kịp trời chữa trị triệt để bệnh lý này sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường.
  • Gây tình trạng khó thụ thai: Rong kinh làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng của nữ giới ở chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ sẽ khó xác định được thời gian rụng trứng hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn. Rong kinh còn gây khó khăn cho việc làm tổ của trứng đã được thụ tinh. Bởi khi rong kinh, niêm mạc tử cung bong ra nhiều, tử cung vẫn co bóp, cổ tử cung vẫn mở để đẩy máu kinh ra ngoài. Làm giảm quá trình thụ tinh ở phụ nữ.

Đối với y bác sĩ sản khoa, khi gặp những trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục nếu như rong kinh thì luôn nghĩ đến trường hợp mang thai. Ví dụ một số trường hợp chửa ngoài tử cung, hiện tượng ra máu có thể xuất hiện dai dẳng từ khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cho tới trên 1 tuần. Khi có hiện tượng đau bụng, thì khi này thai có nguy cơ vỡ và ảnh hưởng tới tính mạng sản phụ. Hoặc khi rong kinh và chẩn đoán có thai thì có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai, thai lưu, chửa ngoài tử cung, thai trứng hoặc những biểu hiện bất thường về cổ tử cung.

Do vậy cùng với chị em, lúc ra máu dù là đúng kỳ kinh hay ngoài kỳ kinh nhưng có lượng máu khác so với bình thường (số lượng, số ngày) nên đi kiểm tra bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng rong kinh nhiều, kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất máu, thiếu máu. Bên cạnh đó còn gây tác động đến tâm lý gây lo lắng, mất ngủ… Tùy từng trường hợp rong kinh rong huyết những bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra liệu trình điều trị.

5. Rong kinh khi nào nên đi khám bác sĩ?

Rong kinh và rong huyết đều là những biểu hiện bất thường. Bởi có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn kinh nguyệt do lo âu stress… người bệnh nên kiểm tra để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp khắc phục. Vì với mỗi đối tượng nữ giới lại có những nguy cơ khác nhau như tuổi dậy thì, độ tuổi sinh sản, độ tuổi tiền mãn kinh…

  • Với tất cả phụ nữ dù quan hệ hay chưa quan hệ nên đi kiểm tra chuyên khoa để xem có bất thường gì cơ quan sinh dục hay không.
  • Nữ giới trong quá trình sinh sản cũng nên đi thăm khám định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, không những thăm khám về sức khỏe mà còn kiểm tra về khả năng sinh sản.
  • Ở độ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng nên đi kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện ra các bệnh lý kịp thời nhất có thể nhằm can thiệp và điều trị kịp thời.
  • Thêm nữa bất kỳ khi nào có biểu hiện bất thường về rong kinh, rong huyết, rối loạn kinh nguyệt, quan hệ ra máu… cũng nên đi kiểm tra những bác sĩ.

Hy vọng thông qua bài viết này giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về “Rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị”, nếu như chị em phụ nữ nào đang gặp vấn đề về sức khỏe phụ khoa cần được trả lời thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số HOTLINE hoặc ấn vào khung chat để được trò chuyện trực tiếp với những chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hồng Cường hoàn toàn miễn phí.

Để đặt lịch khám với các chuyên gia Nam khoa tại Hệ thống Phòng khám Đa khoa Sài Gòn, chị em vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN

Địa chỉ: Thành Thái, P.15, Q.10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0931511372 BS TÂM

Hotline: 0936507540 BS Minh

Hotline: 0908184941 bs Bình

Fanpage: https://www.facebook.com/pkdakhoahcm

Mã ưu đãi Facebook: D101, V101, P103, G114, DU115, B130

Lưu ý: Đọc mã ưu đãi FB tại quầy lễ tân (LẦU 1) để được hướng dẫn khám nhanh và hưởng 2 ưu đãi giảm 49% phí điều trị và gói khám 99,000đ

Website: https://benhphukhoa24h.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here