Đau bụng kinh có lẽ là tình trạng rất hay phát sinh ở nhiều chị em, nhưng đôi lúc chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm mà chị em cần phải đặc biệt chú ý. Hãy tham khảo để có được sự cân nhắc và đi khám chuyên khoa ngay khi có thể.
Đau bụng kinh là hiện tượng như thế nào
Khác với đau bụng thường, cơn đau bụng kinh thường phát sinh tại khu vực bụng dưới, kéo dài âm ỉ mãi cho đến ngày hành kinh. Điều này phần lớn là do tử cung co thắt quá mức xảy ra do lượng prostaglandin trong máu kinh và nội mạc tăng vọt, kèm theo tâm lý căng thẳng đã dẫn đến các cơn đau bụng kinh.
Đây có lẽ là nỗi ám ảnh ở nhiều chị em mỗi khi đến kỳ “hành kinh”, trường hợp nhẹ sẽ chỉ cảm thấy hơi ê ẩm nên không quá lo ngại. Còn ở một số khác thì có thể trở nên nghiêm trọng, ngoài lý do cơ địa thì còn có thể đến từ các vấn đề phức tạp hơn.

Cảnh báo nguy hiểm từ triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ
Nếu cơn đau chỉ kéo dài trong vòng 12 giờ và kết thúc thì có thể yên tâm vì đó là biểu hiện bình thường trong chu kỳ hành kinh. Ngược lại, cần phải đặc biệt lưu ý nếu đau bụng kèm những triệu chứng bất thường sau:
- Nôn mửa
Khi cơn đau kéo dài kèm theo nôn hoặc buồn nôn, ngoài lý do khó tiêu còn có thể là dấu hiệu sớm của loét dạ dày hoặc ung thư ruột kết. Có thể tham khảo cách giảm đau như sau: Uống trà gừng ấm kết hợp massage nhẹ vùng bụng dưới giúp làm giảm cơn đau.

- Tụt huyết áp
Cơn đau có thể xuất phát từ vấn đề ngưỡng đau thấp hoặc những bệnh về tử cung như u xơ, polyp hay lạc nội mạc, từ đó dẫn đến cơn đau dữ dội, ra mồ hội và tụt huyết áp.
Để giảm đau, có thể chườm ấm, khám và dùng thuốc giảm đau theo chỉ định, tránh ăn các thực phẩm nhiều muối, chua, nên nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước hơn, thay vì đứng nhiều hay ngồi lâu thì nên đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt. Tránh quan hệ khi hành kinh kể cả khi dùng bao vì có thể gây nguy cơ lạc nội mạc rất cao.
- Ra máu đen
Dấu hiệu ra máu đen, vón cục và có mùi kèm theo cơn đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều có thể đến từ các bệnh phụ khoa như u nang, u xơ, lạc nội mạc, đa nang… Để xác định rõ nguyên nhân thì tốt hơn là nên đi thăm khám tại cơ sở chuyên khoa nhằm có phương án xử lý phù hợp.
- Sốt cao
Đây là triệu chứng điển hình của cúm hoặc nhiễm trùng, kèm theo các dấu hiệu ho, cảm lạnh… Nếu cơn đau bụng phát sinh tại bụng trên kèm theo sốt thì rất có thể là đã bị nhiễm trùng dạ dày.
Thực tế, mức độ đau cũng góp phần giúp xác định nguyên nhân mà người bệnh đang gặp phải. Trong trường hợp đau “xé” bụng trên thì buộc phai gọi cấp cứu vì nó có thể là vấn đề gây tử vong.

- Tiêu chảy
Đi ngoài kèm theo cơn đau hành kinh chủ yếu đến từ các vấn đề:
+Rối loạn tiêu hóa: Các trường hợp buồn đi ngoài kèm đau bụng kinh thường do rối loạn tiêu hoá với các đặc trưng như ăn không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn… Chúng có thể phát sinh trước, trong hoặc sau kỳ hành kinh.
+Thừa sản sinh prostagiandin: Đây là hóc môn mang đến cơn co thắt tại tử cung giúp thúc đẩy hiệu quả đào thải máu. Nhưng nếu cơn đau nhanh và mạnh sẽ dễ dẫn đến chuột rút, thậm chí chúng còn có thể lạc qu đường ruột gây đi ngoài liên tục.
+Ngoài yếu tố áp lực tâm lý, tình trạng đau bụng hành kinh kèm theo tiêu chảy cũng có thể là cảnh báo về các bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc hoặc u xơ nên không thể chủ quan.
Lưu ý về tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu
Bên cạnh các khả năng trên, nếu cơn đau không đi kèm với hiện tượng ra máu kinh thì rất có thể đến do các vấn đề sau:
- Rối loạn nội tiết tố
Một nguyên nhân điển hình khiến máu huyết không lưu thông và đào thải ra ngoài kỳ kinh đó là do nội tiết xảy ra rối loạn, khi mà progesterone và estrogen mất cân bằng từ đó dẫn đến cơn đau nhưng máu kinh không ra, mất hoặc trễ kinh.
- Áp lức tâm lý, lo âu và căng thẳng kéo dài
Chúng sẽ tác động trực tiếp đến lượng nội tiết sản sinh gây ra sự bất thường trong chu kỳ và hiện tượng ra máu sau đó.

- Dùng thuốc ngừa
Tương tự, thuốc ngừa thai sẽ tác động trực tiếp đến chu kỳ ở chị em, thế nên việc sử dụng sẽ gây mất kinh nhưng lại có dấu hiệu đau bụng kinh như bình thường.
- Bất thường khác ở tử cung
Ở các trường hợp tử cung ngả về sau hoặc trước có thể tác động trực tiếp đến vấn đề lưu thông máu, đó cũng có thể là khơi mào của những bệnh phụ khoa đáng lo ngại cần phải có sự thăm khám cụ thể mới khắc phục hiệu quả.
- Mang thai
Cần phải đặc biệt chú ý, nhiều thai phụ sẽ có biểu hiện khá tương tự như khi đến tháng, điển hình là bị đau bụng dưới, mỏi người, đau lưng… nên cũng rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng có kinh và mang thai nên đây cũng có thể là lý do đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu.
Đó là vài chia sẻ giúp Cảnh báo nguy hiểm từ triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ để chị em có thể nắm rõ hơn về đưa ra xử lý phù hợp. Hãy để lại thông tin qua các hình thức liên hệ sau để được Bác sĩ đứng ra hỗ trợ nhanh chóng ngay cho bạn:
ĐA KHOA SÀI GÒN
Địa chỉ: 200-204 Tô Hiến Thành, P. 15 Q.10 HCM
Website: https://benhphukhoa24h.com
Messenger: https://m.me/phongkhamdakhoasaigon.247
Facebook: https://facebook.com/pkdakhoahcm
Tư vấn miễn phí: https:/m.me/pkdakhoahcm
Để đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Phòng khám Đa khoa Sài Gòn, chị em vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN
TP.HCM:
DC: Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 028 6285 7505
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoanamviet
Website: https://benhphukhoa24h.com